Thiết bị la bàn điện tử

★★★★☆ ( 871 đánh giá ) 708
Liên hệ: Đỗ Thị Hương Giang
Địa chỉ: 144 Xuân Thuỷ, Cầu Giấy, Hà Nội
Điện thoại: 024 3754 9665
Email: giangdth@vnu.edu.vn
Tên đơn vị: Đại học Công nghệ - Đại học Quốc gia Hà Nội
  • Sáng chế đề cập tới linh kiện cảm biến tổ hợp có kết cấu bao gồm hai bộ phận cảm biến trực giao, mỗi bộ phận cảm biến bao gồm phần lõi có tấm nền, lớp điện cực, lớp dạng màng mỏng và các cực nối được gắn cố định vào lớp điện cực và cuộn dây hình ống chứa được phần lõi. Vỏ linh kiện có lỗ thứ nhất vuông góc trong không gian với lỗ thứ hai và có thể chứa được bộ phận cảm biến trong đó. Sáng chế cũng đề cập tới phương pháp chế tạo linh kiện cảm biến tổ hợp và thiết bị la bàn điện tử có linh kiện cảm biến tổ hợp này.
     
    Sáng chế liên quan đến lĩnh vực của thiết bị điện tử cảm nhận những trạng thái hay quá trình vật lý, hóa học ở môi trường cần khảo sát và biến đổi thành tín hiệu điện để thu thập thông tin về trạng thái hay quá trình đó. Cụ thể hơn, sáng chế đề cập tới linh kiện cảm biến tổ hợp có kết cấu bao gồm hai bộ phận cảm biến được bố trí vuông góc với nhau trong không gian, và phương pháp chế tạo, thiết bị la bàn điện tử có linh kiện cảm biến này.
     
    Trong quá trình nghiên cứu, PGS.TS. Đỗ Thị Hương Giang và nhóm nghiên cứu đã nhận thấy: “Hiện nay, một số loại la bàn phổ biến được thương mại hóa như la bàn từ điện tử, la bàn điện, la bàn vệ tinh dùng GPS. Trong đó, la bàn điện tử đặc biệt quan tâm chú ý hoạt động dựa trên việc đo đạc các thành phần của từ trường trái đất nhờ sử dụng cảm biến từ trường, qua xử lý tính toán cho kết quả chỉ góc chỉ hướng của la bàn so với hướng véc tơ từ trường trái đất. Thiết bị này thường sử dụng cảm biến có độ nhạy thấp, thường làm việc không ổn định, nhất là khó sử dụng ở khu vực có từ trường trái đất yếu. Vì vậy, nhóm nghiên cứu nhận thấy nhu cầu chế tạo các bộ phận cảm biến có độ nhạy cao, đáp ứng yêu cầu sử dụng để chế tạo thiết bị la bàn điện tử. Đồng thời, xuất phát từ nhu cầu thực tế của ngành hàng hải trong nước với số lượng tàu thuyền ngày càng phát triển, nên các la bàn điện tử dùng trong chỉ hướng chính xác, đặc biệt trong lái tàu tự động độ chính xác phải rất cao và thiết bị nhập ngoại rất đắt tiền. Chưa kể đến việc bảo trì và sửa chữa hỏng hóc trong quá trình sử dụng đòi hỏi phải có chuyên gia với chi phí cao và không chủ động trong quá trình. Sáng chế Thiết bị la bàn điện tử được nghiên cứu và chế tạo thành công với độ chính xác cao lên đến 0,1 độ, nhỏ gọn, dễ sử dụng. Với địa hình nước ta có bờ biển dài và số lượng tàu thuyền đánh cá rất nhiều do đó nhu cầu và thị trường rất lớn là tiềm năng để nhóm khai thác đầu tư nghiên cứu hiện nay”.

  • HÌNH THỨC HỢP TÁC
  • (Chuyển nhượng quyền sử dụng, chuyển giao toàn phần...)
    Từ các kết quả nghiên cứu cơ bản nhóm đã tiếp tục triển khai nghiên cứu ứng dụng chế tạo các linh kiện đo nhạy từ trường với mong muốn làm chủ công nghệ lõi, tạo ra các sản phẩm mang thương hiệu Việt Nam đáp ứng các nhu cầu trong nước cấp bách hiện nay để thay thế dần các thiết bị ngoại nhập đắt tiền.



    Sử dụng công nghệ sàn giao dịch Techport
    Scroll