1.
Giới thiệu sơ lược về công nghệ enzyme
Công
nghệ enzyme là một trong những lĩnh vực của công nghệ sinh học hiện đại, đó là một
ngành sản xuất ra các chế phẩm enzyme. Enzyme là chất xúc tác sinh học không
độc hại, có hoạt lực xúc tác mạnh và có bản chất là protein, enzyme rất phổ
biến trong tự nhiên, rất cần thiết cho rất nhiều quá trình hóa học trong tế bào
và sinh vật sống. Sự hiểu biết về vai trò của enzyme trong tất cả cơ thể sinh
vật sống trên Trái Đất, là tiền đề cơ bản cho sự phát triển khoa học về enzyme
và công nghiệp sản xuất các chế phẩm enzyme.
Sản
xuất chế phẩm enzyme là một trong những phương hướng chính trong định hướng
phát triển công nghiệp vi sinh. Trong những năm qua sản lượng enzyme luôn tăng
về khối lượng, chủng loại và lĩnh vực ứng dụng. Các chế phẩm enzyme được sử
dụng trong các ngành như công nghiệp thực phẩm và công nghiệp nhẹ, mỹ phẩm,
công nghiệp tẩy rửa, nông nghiệp, các nghiên cứu phân tích, dược phẩm và bảo vệ
sức khỏe. Hầu như tất cả các nhà máy vi sinh đều xây dựng trên cơ sở sản xuất
các chế phẩm enzyme, do vậy nhu cầu về chuyên gia kỹ thuật nắm bắt công nghệ
sản xuất enzyme ngày càng tăng. Công nghiệp enzyme phát triển phụ thuộc rất
nhiều không chỉ về kiến thức chuyên sâu và những nghiên cứu trong sản xuất, mà
còn phụ thuộc vào sự hiểu biết và vận dụng khi giải quyết những vấn đề nghiên
cứu công nghệ và phát triển sản phẩm mới trong các lĩnh vực vi sinh vật, hóa
sinh, hóa lý và hóa keo, di truyền và đặc biệt là enzyme học – đây là khoa học,
là tri thức cơ bản có tính nền móng trong sản xuất chế phẩm enzyme.
Ưu
điểm của enzyme so với các chất xúc tác hóa học là khả năng hoạt động mạnh ở áp
suất thường, ở nhiệt độ 20 đến 700C và vùng pH từ 1-12. Phần lớn
enzyme có tính đặc hiệu cơ chất rất mạnh, điều đó cho phép enzyme chỉ xúc tác
với một có chất xác định trong một hỗn hợp có nhiều tạp chất, hay nói cách khác
tính chọn lọc xúc tác với chỉ một loại polymer sinh học. Những điều nói trên,
chứng minh công nghiệp sản xuất enzyme là một trong những ưu thế trong công
nghệ sinh học.
Một
số enzyme ứng dụng phổ biến trong nông nghiệp như: protease, lipase, cellulase,
phytase... Trong đó thì để thủy phân các nguồn nguyên liệu giàu đạm thì người
ta sẽ sử dụng enzyme protease.
2. Quy trình sản xuất enzyme protease từ Bacillus subtilis
2.1 Quy trình sản xuất enzyme protease thô
Qui trình áp dụng:
Điều kiện áp dụng:
-
Phải
có nồi hấp thanh trùng môi trường
-
Phòng
cấy lớn, thanh trùng
-
Ủ
trong phòng ủ phải được khử trùng, tránh tạp nhiễm
-
Sấy
ở điều kiện nhiệt độ là 45 – 500C, tránh enzyme bị biến tính
2..2
Quy trình tinh sạch enzyme protease
Qui trình áp dụng:
Điều kiện áp dụng:
- Phải
có nồi hấp thanh trùng môi trường - Phòng
cấy lớn, thanh trùng
- Ủ
trong phòng ủ phải được khử trùng, tránh tạp nhiễm
- Máy
ly tâm lạnh
- Tủ
lạnh- Sấy ở điều kiện nhiệt
độ phòng, tránh enzyme bị biến tính
3.
Quy trình thủy phân các hợp chất giàu đạm (cá, trùng quế, bã đậu nành, phế phẩm
ruột ếch, mực tôm...) bằng enzyme protease
Qui trình áp dụng:
Điều
kiện áp dụng:
-
Phải
có nồi lên men lớn
-
Máy
lắc điều chỉnh được nhiêt độ
-
Máy
ly tâm thu hồi dịch