Hội thảo phân tích xu hướng công nghệ "Công nghệ sinh học phục vụ công tác tạo giống cây lương thực"

Hội thảo phân tích xu hướng công nghệ trên thế giới trên cơ sở số liệu sáng chế và giới thiệu các công nghệ hiện có tại Việt Nam sẵn sàng hợp tác, chuyển giao phục vụ công tác chọn, tạo các giống cây lương thực
Thời gian: 08h00 đến 11h30 – Thứ Tư, ngày 11/12/2024
Hình thức:
• Trực tiếp: Tại Sàn Giao dịch Công nghệ TP. HCM - Techmart Daily, 79 Trương Định, P. Bến Thành, Q.1, TP.HCM
• Trực tuyến: Trên nền tảng ứng dụng Google Meet
 
Trong bối cảnh dân số toàn cầu không ngừng gia tăng, nhu cầu về nguồn lương thực ổn định và bền vững trở thành một trong những thách thức lớn nhất của nhân loại. Để đáp ứng yêu cầu này, các nhà khoa học, thông qua việc nghiên cứu, ứng dụng công nghệ sinh học hiện đại như sinh học phân tử, kỹ thuật di truyền, nuôi cấy mô, chỉ thị phân tử, lập bản đồ gen, giải trình tự,… đã mở ra những tiềm năng to lớn trong việc cải tiến giống cây trồng, tạo ra những giống cây lương thực không chỉ có năng suất cao, mà còn kháng bệnh, chống chịu tốt với biến đổi khí hậu,…
 
Để giúp các nhà quản lý, nhà nghiên cứu và doanh nghiệp có thêm thông tin về các xu hướng nghiên cứu, ứng dụng công nghệ sinh học trong và ngoài nước để chọn, tạo giống cây lương thực, Trung tâm Thông tin và Thống kê Khoa học và Công nghệ TP.HCM (CESTI) đã tổ chức sự kiện hội thảo Xu hướng công nghệ: “Công nghệ sinh học phục vụ công tác tạo giống cây lương thực”
 
Nội dung của Hội thảo gồm hai phần chính: (1) Báo cáo phân tích xu hướng công nghệ dựa trên số liệu sáng chế quốc tế do CESTI thực hiện. (2) Các nhà nghiên cứu sẽ giới thiệu các kết quả nghiên cứu, các công nghệ hiện có tại Việt Nam sẵn sàng hợp tác, chuyển giao:
 
1. Phát biểu khai mạc
ThS. Nguyễn Đức Tuấn, Giám đốc Trung tâm Thông tin và Thống kê KH&CN TP.HCM
 
2. Xu hướng công nghệ sinh học phục vụ công tác tạo giống cây lương thực trên cơ sở số liệu sáng chế quốc tế
ThS. Nguyễn Thị Minh Thư, Chuyên viên phân tích thông tin, Trung tâm Thông tin và Thống kê KH&CN TP.HCM
 
3. Ứng dụng công nghệ microRNA tạo cây trồng kháng tuyến trùng ký sinh thực vật
PGS.TS Nguyễn Vũ Phong, Trường Đại học Nông Lâm TP.HCM
 
4. Ứng dụng công nghệ sinh học cho chọn tạo giống cây trồng thông qua khai thác nguồn dữ liệu lớn (Big data)
TS. Đỗ Đức Tuyến, Phó Bộ môn Di truyền và chọn giống, Viện Lúa Đồng bằng sông Cửu Long
 
5. Chương trình chọn tạo giống khoai tây ứng dụng công nghệ sinh học tại vùng Tây Nguyên, Việt Nam
ThS. Đinh Thị Hồng Nhung, Trung tâm Nghiên cứu Khoai tây, Rau và Hoa
 
Vui lòng tải tài liệu hội thảo tại đây 
 
 
 
Tải Báo cáo toàn cảnh xu hướng "Công nghệ sinh học phục vụ công tác tạo giống cây lương thực" tại đây
 
 
 
Xem video hội thảo bên dưới
 
Techport.vn

TIN KHÁC

Sử dụng công nghệ sàn giao dịch Techport
Scroll