Hệ thống nhũ hoá siêu âm

☆☆☆☆☆ ( 0 đánh giá ) 2939 lượt xem
Giá tham khảo : Liên hệ

Nhà cung ứng: Công Ty Cổ Phân Thiết Bị Kỹ Thuật Môi Trường

Đồng hoá là phương pháp được áp dụng để làm cho sản phẩm lỏng hoặc hơi lỏng có độ đồng nhất bằng cách xé nhỏ nguyên liệu có kích thước cỡ µm. Sản phẩm sau nhũ hoá sẽ có độ mịn cao, tăng độ tiêu hoá khi ăn vào cơ thể và ít bị phân lớp, phân tầng khi bảo quản sau này. Trong công nghiệp thực phẩm, quá trình nhũ hóa được thực hiện trên hệ nhũ tương hoặc huyền phù. Phương pháp này làm giảm kích thước các hạt thuộc pha phân tán và phân bố đều chúng trong pha liên tục, hạn chế hiện tượng tách pha dưới tác dụng của trọng lực.

  • Mục đích của quá trình nhũ hóa
    1. Chế biến
    Trong một số trường hợp, quá trình nhũ hóa có mục đích xử lý nguyên liệu để hỗ trợ cho các quá trình sản xuất tiếp theo được thực hiện tốt hơn. Ví dụ, trong công nghệ sản xuất sữa tiệt trùng, quá trình đồng hóa có thể được thực hiện trước quá trình tiệt trùng. Khi đồng hóa, các hạt cầu béo sẽ được xé nhỏ và phân bố đều trong pha liên tục. Biến đổi này làm tăng hệ số truyền nhiệt của sữa. Do đó quá trình tiệt trùng sữa đã qua đồng hóa sẽ diễn ra tốt hơn. Cần lưu ý là quá trình đồng hóa trong sản xuất sữa tiệt trùng có nhiều mục đích công nghệ khác nhau. Một trong những mục đích công nghệ đó là chuẩn bị cho quá trình tiệt trùng.
    2. Bảo quản
    Đồng hóa sẽ làm tăng độ bền của các thực phẩm dạng nhũ tương và huyền phù. Nhờ đó, thời gian bảo quản sản phẩm sẽ gia tăng.
    Ví dụ: trong công nghệ sản xuất các sản phẩm nhũ tương như sữa cô đặc, mayonnaise, hoặc các sản phẩm huyền phù như nước trái cây dạng đục,… quá trình đồng hóa có mục đích là bảo quản.
    3. Hoàn thiện
    Đồng hóa làm phân bố đều các hạt thuộc pha phân tán trong pha liên tục của nhũ tương và huyền phù. Do đó, độ đồng nhất của sản phẩm sẽ gia tăng, đồng thời cải thiện một số chỉ tiêu cảm quan như trạng thái, vị…
    Ví dụ: trong công nghệ sản xuất sữa đậu nành, đồng hóa sẽ làm cho sản phẩm trở đồng nhất. Mục đích công nghệ của quá trình là hoàn thiện sản phẩm.

  • THÔNG SỐ KỸ THUẬT
  • Vật liệu và các biến đổi
     
    Vật liệu
    Quá trình đồng hóa thường được thực hiện chủ yếu ở hệ huyền phù và hệ nhũ tương.
    Hệ nhũ tương
    Trong công nghiệp thực phẩm, các hệ nhũ tương thường gặp gồm hai chất lỏng đại diện: nước và dầu. Có 2 dạng nhũ tương cơ bản:
    – Nước trong dầu: trong đó nước là pha phân tán, dầu là pha liên tục.
    – Dầu trong nước: dầu là pha phân tán, nước là pha liên tục.
    Hệ huyền phù
    Nếu để yên dịch huyền phù, chất rắn có kích thước thích hợp (dựa vào sự khác nhau về tỉ trọng của chất rắn và của chất lỏng trong dung dịch) sẽ lắng xuống đáy tạo thành một lớp cặn (sa lắng). Hiện tượng này sẽ gây ảnh hưởng đến chất lượng một số sản phẩm.
    Do đó, người ta cần thực hiện quá trình đồng hóa đối với một số loại sản phẩm chẳng hạn như dịch quả… nhằm phân tán đều các cấu tử rắn lơ lửng vào dung dịch tạo một khối sản phẩm đồng nhất.
    Để đồng hóa được hệ huyền phù, người ta cũng thực hiện các quá trình tương tự như ở hệ nhũ tương.
    Hệ bọt và các dạng hỗn hợp nhão – đặc quánh
    Trong các hệ này pha rắn có hàm lượng khá cao phân bố vào pha lỏng. Ví dụ: bột nhão trong sản xuất bánh, phô mai… Biến đổi của nguyên liệu sau quá trình đồng hóa.
     

    Sử dụng công nghệ sàn giao dịch Techport
    Scroll